Hỏi đáp sức khỏe
Sùi mào gà mọc ở đâu? Những vị trí dễ nhận biết nhất
Sùi mào gà mọc ở đâu khi phát bệnh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ đây là căn bệnh xã hội mà mỗi khi nhắc tới đều khiến mọi người ái ngại, có tâm lý xa lánh. Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể và gây bất tiện cho người bệnh nên khi phát hiện cần được điều trị sớm.
Bệnh sùi mào gà là gì? Cách nhận biết bệnh
Trước tiên để biết được sùi mào gà mọc ở đâu thì chúng ta cần hiểu bệnh sùi mào gà là gì và dấu hiệu nhận ra bệnh như thế nào.
Bệnh sùi mào gà là gì
Sùi mào gà là tên gọi của một căn bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu do sự xâm nhập của virus gây bệnh HPV (virus gây u nhú ở người). Khi bị mắc sùi mào gà, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn sùi như những mẩu thịt thừa tại các vị trí trên mặt như mắt, miệng, lưỡi,… ở vùng nách hay ở vùng kín như bộ phận sinh dục, hậu môn,…
Mụn sùi mào gà phát triển có nhanh không? Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn sau thì các nốt mụn sùi này lan rất nhanh và mọc thành cụm có hình dạng giống như mào gà hoặc súp lơ. Bề mặt lớp mụn sùi mềm và ẩm, bên trong có chứa dịch, khi va chạm hoặc dùng tay ấn mạnh thì các nốt sần này sẽ vỡ ra, nhiều trường hợp có máu chảy lẫn dịch và xuất hiện mùi hôi tanh.
-
Sùi mào gà mọc ở đâu có mọc trên mặt không?
Sùi mào gà mọc ở đâu, sùi mào gà có mọc trên mặt không là mối quan tâm chung của nhiều người khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Đa số những người bị sùi mào gà đều muốn giấu nhẹm tình trạng bệnh của mình đi không để ai biết, vậy nên việc các nốt mụn sùi mọc “lộ liễu” trên mặt là điều rất nhạy cảm với họ.
Sùi mào gà mọc ở miệng
Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà mọc ở đâu? Miệng là một trong những vị trí dễ thấy các biểu hiện của sùi mào gà nhất bởi niêm mạc miệng rất mỏng, lại luôn ẩm ướt nên dễ dàng bị virus HPV tấn công. Hơn nữa, thói quen quan hệ bằng miệng của giới trẻ hiện nay cũng chính là nguyên nhân lây nhiễm sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà miệng với sự xuất hiện của các nốt mụn sùi màu trắng hoặc hồng nhạt mọc ở khoang miệng sẽ tập trung thành từng chùm có chứa dịch nhầy bên trong. Khi người bệnh ăn uống, những nốt mụn, u sùi này sẽ cọ xát với đồ ăn và bị vỡ ra, chảy dịch, gây viêm nhiễm lở loét niêm mạc vùng miệng, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi ăn, chán ăn.
Sùi mào gà mọc ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi
Hình ảnh nốt sùi mào gà mọc ở lưỡi cũng xuất hiện rất nhiều trên các trang thông tin sức khỏe cộng đồng. Sùi mào gà lưỡi hay chính là mụn cóc ở lưỡi, là những tế bào u nhú màu hồng nhỏ li ti, mọc đơn lẻ tạo nên bề mặt lồi lõm ở lưỡi, một số trường hợp mụn sùi có thể có cuống nhỏ.
Sùi mào gà ở lưỡi thoạt nhìn rất giống với những nốt nhiệt miệng nên triệu chứng bệnh thường bị bỏ qua. Sau một thời gian nếu không được chữa trị, các nốt sần này phát triển ở môi trường ẩm ướt rất nhanh và mọc thành từng mảng xù xì trông giống cây súp lơ hoặc bông hoa mào gà.
Bị sùi mào gà ở lưỡi gây nhiều khó khăn khi ăn uống và nói chuyện, đặc biệt khi nốt mụn sùi to ra và mọc thành cụm thì rất dễ bị vỡ loét, tiết dịch ra niêm mạc miệng gây hôi miệng và viêm nhiễm.
Sùi mào gà mọc trong họng
Sùi mào gà trong họng
Sùi mào gà mọc ở đâu? Họng là một trong những vị trí dễ bị mọc sùi mào gà nhất. Biểu hiện sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu chỉ là những nhú gai màu hồng, kích thước nhỏ với đường kính khoảng 1 – 2mm. Triệu chứng bệnh gần giống như nhiệt miệng, viêm họng nên người mắc bệnh thường không để ý.
Sau một thời gian, kích thước các nốt sùi phát triển và mọc khắp khoang miệng, gây ra các triệu chứng đau rát cổ họng, khàn tiếng, mất giọng, ho ra máu, sốt mỏi li bì.
Sùi mào gà họng nếu không phát hiện và được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe người bệnh, nguy hiểm hơn nếu bệnh do virus HPV 16 và 18 gây ra thì bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư vòm họng rất cao.
-
Sùi mào gà mọc ở nách
Sùi mào gà mọc ở nách
Đối với nhiều người, hình ảnh bệnh mồng gà ở nách là nỗi ám ảnh bởi đây là vị trí tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ. Những nốt sùi mào gà mọc ở nách cũng có hình dạng giống với nốt mụn ở các vị trí khác, tuy nhiên sùi mào gà ở nách dễ bị lở loét và viêm nhiễm khi gập cánh tay, khi tuyến mồ hôi tiết ra.
Người bị mọc sùi mào gà ở nách thường có cảm giác đau rát, ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây viêm nang lông ở nách, viêm da, thậm chí gây hoại tử.
-
Sùi mào gà mọc ở tay
Sùi mào gà mọc ở tay
Hình ảnh mụn sùi mào gà mọc ở tay không còn xa lạ gì với những người sống chung với căn bệnh mồng gà. Các nốt mụn ban đầu chỉ nhỏ li ti, có màu hồng nhạt với kích thước chỉ khoảng 2mm, mọc thành các nốt đơn lẻ trên cánh tay, ngón tay và chưa có cảm giác ngứa hoặc đau đớn.
Sau một thời gian, nếu không được điều trị thì các tế bào u nhú này sẽ phát triển to, lan rộng và mọc thành cụm, chỉ cần cọ xát nhẹ cũng khiến các nốt mụn sùi vỡ ra, chảy dịch và dễ lây nhiễm sang niêm mạc da của các bộ phận khác trên cơ thể.
-
Sùi mào gà mọc ở vùng kín
Sùi mào gà mọc ở đâu? Vùng kín chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh sùi mào gà xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Các trường hợp mắc sùi mào gà vùng kín chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình.
Sùi mào gà mọc ở bộ phận sinh dục
Sùi mào gà mọc ở bộ phận sinh dục
– Đối với nam giới, u nhú sùi mào gà mọc tập trung trên thân dương vật, lỗ niệu đạo, tại các bộ phận như quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, dây hãm bao quy đầu, bìu và các nếp gấp xung quanh bẹn.
Các tế bào u nhú này ban đầu không có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người bệnh, nếu được điều trị ngay thì tỉ lệ chữa khỏi là rất cao. Ngược lại, nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì quá trình điều trị vừa phức tạp, vừa tốn kém và người bệnh phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Đối với nữ giới, bệnh sùi mào gà ở cô bé thường xuất hiện tại vị trí xung quanh âm hộ, môi lớn, môi bé, lỗ âm đạo, cổ tử cung,… dẫn tới tình trạng đau rát, ngứa ngáy khi sinh hoạt, thậm chí bị chảy máu âm đạo khi quan hệ. Ngoài ra, dịch âm đạo còn tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu, nếu không điều trị sớm sẽ làm cô bé bị viêm nhiễm dẫn tới các bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Các nốt sần ở vùng kín nam và nữ về cơ bản giống với u nhú ở các vị trí khác. Nếu để bệnh dai dẳng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh lý và sinh sản của cả nam giới và nữ giới, gây hiếm muộn hoặc vô sinh, chính vì vậy ngay khi phát hiện một trong những biểu hiện trên thì nam, nữ giới cần tới các cơ sở y tế để khám ngay.
Sùi mào gà mọc ở hậu môn
Sùi mào gà mọc ở hậu môn
Sùi mào gà mọc ở đâu khi phát bệnh? Hậu môn chính là vị trí mà căn bệnh xã hội này không bỏ qua.
Thông thường, tình trạng hậu môn xuất hiện các nốt sùi mào gà do hai nguyên nhân chính: các nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục bị vỡ và tiết dịch, lây lan sang niêm mạc ở hậu môn; hoặc nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
Khi bị sùi mào gà hậu môn, khả năng viêm nhiễm và lây lan sang các vùng da xung quanh rất cao, bởi bản thân vùng hậu môn có chứa nhiều vi khuẩn, khi đi vệ sinh mọi người thường có thói quen chùi từ đằng sau ra trước khiến virus HPV xâm nhập vào vùng dương vật, âm đạo của nam và nữ.
Trên đây là những vị trí trên cơ thể dễ bị tế bào gây bệnh sùi mào gà tấn công nhất. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết trên đã giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc sùi mào gà mọc ở đâu.
Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của chúng tôi qua số điện thoại 0243.9656.999 hoặc tới trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.