Hỏi đáp sức khỏe
Nấm móng tay, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trungtamthuoc.com - Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của bạn. Khi tình trạng nhiễm nấm càng sâu, nấm có thể khiến móng đổi màu, dày lên và nứt nẻ. [1]
Bệnh nấm móng và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nấm móng là rối loạn nhiễm trùng móng phổ biến nhất, và nó chiếm đến khoảng 50% tất cả các trường hợp bất thường của móng. Bệnh nấm móng thường gặp nhiều hơn ở nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi ở nam giới. Thông thường, nhiễm nấm móng chân là gặp nhiều hơn ở móng tay. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nấm móng là đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, ức chế miễn dịch do HIV hoặc tác nhân khác.
Nâm móng khiến móng bị hư hủy, xấu xí, mưng mủ, đau và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Việc chữa trị có thể khó chữa trị và có thể tái lại.
- Nấm móng thường gặp ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Nấm móng có thể do:
- Dermatophytes (Nấm sợi) như Trichophyton rubrum, Trichophyton interdigitale.
- Các loại nấm men như Candida albicans và hiếm hơn là các loài Candida không thuộc albicans.
- Các loài nấm mốc như Scopulariopsis brevicaulis và Fusarium.
Xem thêm:
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14683/cao-che-vang.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14684/thuoc-tri-a-sung.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14685/thuoc-tri-ghe.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14686/thuoc-tri-hac-lao.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14687/thuoc-tri-hoi-chan.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14687/thuoc-tri-hoi-chan.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14690/thuoc-tri-sui-mao-ga.html
http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/14691/thuoc-tri-to-dia.html
Chẩn đoán nấm móng như thế nào?
Dấu hiệu nấm móng tay
Móng bị nhiễm bệnh thường dày hơn bình thường và có thể bị cong vênh hoặc có hình dạng kỳ lạ. Đôi khi một chấm trắng xuất hiện trên móng và sau đó lớn dần. Khi nấm tích tụ dưới móng, nấm có thể bong ra và thậm chí tách móng ra khỏi chân, tay. Nấm cũng có thể lây lan sang vùng da xung quanh móng của bạn.
Các loại nấm móng
Nấm móng được chia thành 4 loại với đặc trưng lâm sàng và con đường nhiễm bệnh khác nhau.
Nấm móng dưới ngón xa là tình trạng phổ biến nhất của bệnh nấm móng. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự xâm lấn của rìa móng và mặt dưới của đầu móng. Các loài sinh vật gây bệnh xâm nhập thông qua lớp da, biểu bì ở dưới móng. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng viêm nhẹ, gây á sừng khu trú và dày sừng ở mặt dưới móng có thể làm bong móng và dày móng. Lớp biểu bì dày lên dưới móng có thể là nơi chứa vi khuẩn và nấm mốc siêu nhiễm trùng làm cho móng có màu nâu vàng. Tình trạng này thường được gây ra bởi loài nấm sợi Trichophyton rubrum hoặc T-mentagrophytes , T-tonurans và E-floccosum. Chúng có thể gây nấm móng dưới ngón xa trên móng tay hoặc móng chân hoặc cả hai.
Bệnh nấm móng dưới ngón gần còn gọi là bệnh nấm móng trắng dưới ngón, tương đối hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào móng tay thông qua các nếp gấp móng rồi phát triển đến phần xa của móng. Dấu hiệu lâm sàng bao gồm chứng tăng sừng dưới móng, sự phân hủy tế bào gần, đốm trắng và phá hủy móng.
Nấm móng bề mặt trắng, xảy ra khi tác nhân nấm gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào bề mặt móng rồi gây nhiễm trùng cả rìa móng. Người bệnh lúc này xuất hiện các đốm trắng ngay trên bề mặt bên ngoài móng và lan rộng ra, móng trở nên thô, mềm và dễ gãy. Bệnh chủ yếu xảy ra ở móng chân, với nguyên nhân phần lớn là T-mentagrophytes, ngoài ra còn do Aspergillus terreus , Acremonium roseogrisum...
Bệnh nhiễm nấm móng Candida xảy ra ở người bệnh nhiễm nấm Candida mạn tính và do C-albicans gây ra tình trạng phân hủy và viêm quanh móng. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở nam giới, thường ảnh hưởng đến ngón giữa. Người bệnh thường gặp tình trạng nhiễm trùng những cấu trúc xung quanh móng tay, gây phù nề và đỏ xung quanh đó. Sau đó, dần dần hình thành các vết lõm ngang, lồi lõm , không đều và sần sùi, cuối cùng là loạn dưỡng móng. Hay có những trường hợp người bệnh sưng phồng móng tay gần và bên canh móng gây di dạng móng tay. Một số trường hợp, sự phân hủy nấm Candida có thể xảy ra khi móng tay đã tách ra. Người bệnh xảy ra tình trạng tăng sừng dưới móng, hình thành các khối màu xám vàng ở móng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Với những trường hợp nghi ngờ bị nấm móng, người bệnh cần được soi trực tiếp để tìm nấm. Có thể lấy bệnh phẩm đi soi bằng phương pháp cắt, cạo lớp sừng ở dưới móng hay quanh rãnh móng.
Ngoài ra, có thể tìm xem chính xác người bệnh bị nấm móng do nguyên nhân gì, cần tiến hành nuôi cấy trong môi trường phù hợp.
Cần phải phân biệt bệnh nấm móng với vảy nến thể móng, lichen móng, loạn dưỡng hay viêm quanh móng...
Kinh nghiệm chữa nấm móng
chữa trị bệnh nấm móng phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, số lượng móng bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của nó.
điều trị nấm móng bằng thuốc dạng bôi
Việc sử dụng các thuốc dạng bôi được dùng cho các trường hợp có ít hơn một nửa số móng bị ảnh hưởng hoặc không thể điều trị toàn thân.
Người bệnh có thể sử dụng dung dịch Ciclopiroxolamine 8% và Efinaconazole 10% hay Morolfine, Bifonazole để điều trị tại chỗ.
Trường hợp người bệnh bị nấm móng chân, tổn thương bờ ngoài còn ít hay viêm ít móng được chỉ định dùng Efinaconazole.
Các thuốc dùng theo đường uống điều trị nấm móng
Để điều trị nấm móng người bệnh có thể được sử dụng thuốc chống nấm như Fluconazol, Griseofulvin, thuốc trị nấm móng tay Itraconazole, Terbinafin với liều phù hợp cho người lớn và trẻ nhỏ.
Để giảm tác dụng phụ và thời gian chữa trị bằng đường uống, bệnh nhân có thể được chỉ định phối hợp cùng thuốc điều trị tại chỗ.
Không sử dụng các thuốc chống nấm này cho phụ nữ mang thai, người cho con bú.
Cách phòng ngừa bệnh nấm móng
- Chăm sóc móng phù hợp, chúng ta cần lưu ý đi giày lỏng, giữ móng tay ngắn.
- Không đi chân trần ở nơi công cộng, đi dép hở, đi giày của người khác và để bàn chân hoặc bàn tay tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
- Bột chống nấm nên được sử dụng mỗi tuần một lần để giúp giày không có mầm bệnh
Hy vọng qua các thông tin ở bài viết nay, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh nấm móng để điều trị và phòng ngừa hiệu quả.