Hỏi đáp sức khỏe
Dây gắm có tác dụng chữa bệnh gì?
Dây gắm còn có tên gọi khác là dây sót, cây vương tôn... từ lâu đã được nhân dân ta phát hiện dùng trong điều trị nhiều bệnh tật trong đó điển hình là bệnh gout. Vậy tác dụng của dây gắm là gì, dây gắm chữa bệnh gì hãy cùng Duockienminh phân tích ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây dây gắm
Dây gắm là gì?
Cây dây gắm có tên tiếng Anh là Gnetum montanum, thuộc họ thân leo, chi thực vật hạt trần có chiều dài từ 10 – 14m, có màu xanh. Thân cây gắm to và có nhiều mấu, cành phình lên ở những đốt, vỏ màu nâu đen, đôi khi có róc ra thành từng mảnh.
Lá cây gắm: mọc đối xứng, hình thuôn, dài khoảng 30cm, rộng 10cm, dày và nhẵn, mặt trên bóng và đậm màu, mặt dưới nhạt, đầu lá nhọn.
Hoa dây gắm: Hoa đực và cái mọc khác gốc, hoa đực mọc ở các mấu của cành thành từng dải dài khoảng 8cm, phân nhánh 2 lần. Hoa cái mọc thành chùm, phân nhánh 2 – 3 lần với những vòng lá noãn thưa, mỗi vòng khoảng 7 – 10 lá noãn.
Quả cây gắm: hình bầu dục, có cuống ngắn, vỏ nhẵn bóng, bên ngoài có phủ một lớp sáp bóng, khi chín có màu vàng đỏ, đầu hơi có mũi nhọn, hạt to.
Phân bố và thu hái cây dây gắm
Dây gắm là loài thực vật trưởng thành và phát triển tốt ở những vùng có nhiều bóng râm, khí hậu quanh năm mát mẻ và độ ẩm cao. Vì vậy, dây gắm được tìm thấy chủ yếu ở những vùng rừng núi cao phía Bắc nước ta. Đây là loại cây mọc hoang, thân dây quấn chặt vào những cây cổ thụ trong rừng.
Cây gắm được tìm thấy nhiều ở những khu vực núi cao có khí hậu lạnh như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang… Trong y học cổ truyền, cây dây gắm có rất nhiều công dụng, đặc biệt là trong điều trị cách bệnh về xương khớp, viêm khớp, bệnh gout…
Dây gắm thường được thu hái vào mùa thu đông hàng năm, là thời điểm cây đã ra hoa và kết trái. Các bộ phận của cây gắm đều có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Thành phần hóa học trong cây dây gắm
Trong thân cây gắm có chứa các chất như I, II, III, IV, 2,3 – diphenyl – pyrrole và N, N’ – dimethylethanolamine, dl-de methyl coclaurin. daucosterol, axit ursolic…
Từ dịch chiết Ethanol của loài dây gắm thu tại Yên Bái, đã xác định có 4 hợp chất thuộc nhóm stibenoid gồm gnetifolin A, trans-pinosylvin, cis-resveratrol và gnetifolin E. Nhờ vào những thành phần hóa học trong cây gắm, các chuyên gia đã tìm ra được những công dụng tuyệt vời của dây gắm trong điều trị y khoa.
Tinh dầu từ quả gắm được sử dụng như một loại dầu xoa bóp ngoài da để giảm sưng, đau khớp hiệu quả.
Trong đó, thân dây và rễ cây gắm có thể thu hái quanh năm và được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh.
Sau khi được thu hái, thân dây và rễ cây gắm được mang đi rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng vào bảo quản để sử dụng.
Dây gắm có tác dụng gì?
Trong Đông y, dây gắm có tính bình, vị đắng, có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng hiệu quả. Trong thân và rễ cây gắm có chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Một số công dụng nổi bật nhất của cây dây gắm có thể kể đến như:
Hỗ trợ giảm các chứng đau nhức xương khớp , rất phù hợp với những bệnh nhân bị gout.
Giảm tình trạng sưng tấy ở khớp xương do gout cấp và mãn tính gây ra.
Có thể sử dụng dây gắm hỗ trợ giảm đau nhức khớp mà không gây ra tác dụng phụ.
Hỗ trợ đào thải và giảm axit uric trong máu, hạn chế hiện tượng lắng đọng urat ở khớp xương.
Rễ gắm có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Lá gắm được sử dụng trong những trường hợp bị côn trùng, rắn cắn giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, sản hậu mòn.
Dây gắm còn hỗ trợ điều trị chứng hạc tất phong, bong gân, gãy xương.
Một số bài thuốc hay từ dây gắm
Dây gắm chữa bệnh gì, có tác dụng gì cho sức khỏe không? Duockienminh sẽ liệt kê một số bài thuốc hay từ dây gắm được dân gian truyền lại như sau:
Dây gắm chữa bệnh xương khớp
Bài thuốc dây gắm chữa bệnh xương khớp: Kết hợp rễ dây gắm với ngũ gia bì, hy thiêm, thạch lựu, cốt toái bổ, ngưu tất, quán chúng, lá ké, tỳ giải, cẩu tích. Tất cả mang đi sấy khô và tán thành bột. Sau đó, vo thành viên là có thể uống với nước gừng, rượu hoặc ngâm rượu.
Bài thuốc cây lá gắm chữa lở sơn
Với những ai bị lở sơn, có thể sắc rễ cây gắm với nước và uống mỗi ngày 2 lần, các triệu chứng lở loét do dị ứng với sơn sẽ nhanh chóng lành lại do dây gắm có tác dụng sát khuẩn, giải độc hiệu quả.
Xem thêm: Mua thuốc trị hắc lào ở đâu? loại nào tốt nhất 2022
Bài thuốc dây gắm chữa đau nhức gân xương
Dùng rễ gắm, ngũ gia bì, rễ rung rúc, vỏ cây hoa dẻ, rễ xích đồng nam, tầm gửi dâu, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, rễ bạch đồng nữ, rễ ô dược, rễ bưởi bung, rễ bươm bướm, cỏ roi ngựa, rễ chỉ thiên. Tất cả thái nhỏ, phơi khô và ngâm với 1 lít rượu trắng trong 15 ngày. Hãy dùng 1 chén nhỏ mỗi ngày trước khi đi ngủ, các triệu chứng đau nhức gân xương sẽ giảm dần.
Công dụng của dây gắm trong điều trị bệnh gout
Trong y học hiện đại, gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin, kiến axit uric lắng đọng gây viêm, sưng khớp. Trong Đông y, bệnh gout là hậu quả của suy giảm chức năng gan, thận, giảm khả năng đào thải axit uric qua đường tiểu.
Các tinh thể urat tích tụ ở khớp xương gây ra triệu chứng sưng viêm và sưng khớp gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại, sinh hoạt, gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận, tàn phế…
Từ lâu, dây gắm đã được người dân tộc Tày sống ở vùng Tây Bắc nước ta sử dụng để làm giảm các cơn đau nhức ở khớp do tăng axit uric máu. Cách sử dụng của họ cũng khá đơn giản là đun thân và rễ cây gắm đã phơi khô với nước và uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra, còn 1 cách nữa là cô đặc các tinh chất của dây gắm thành cao gắm và pha với nước uống hàng ngày.
Vậy cách nấu cao gắm là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua các bước dưới đây:
Bước 1: Dây gắm được chọn lọc kỹ lưỡng, nên chọn dây có độ tuổi từ 4 năm trở lên để đạt dược tính cao nhất.
Bước 2: Rửa sạch và để ráo.
Bước 3: Dây gắm được thái thành từng lát mỏng.
Bước 4: Cho dây gắm vừa chuẩn bị vào nồi, thêm nước sạch để nấu nhừ.
Bước 5: Cô đặc cao gắm. Đây chính là bước quan trọng nhất trong quy trình nấu cao vì nếu nhiệt độ không được kiểm soát thì sẽ khiến cho cao gắm bị cháy khét, dược tính trong cao sẽ bị giảm.
Bước 6: Rót vào chai để dùng dần.