Hỏi đáp sức khỏe

Bệnh hắc lào ở trẻ em điều trị thế nào?

Họ tên: Lê thị Tình , Địa chỉ: Đô Lương
Hỏi:

Với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam thì hiện nay có nhiều trẻ em bị mắc bệnh hắc lào, không chỉ trẻ sơ sinh mà cả người trưởng thành đều có thể nhiễm loại bệnh này. Thường trẻ em sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh hắc lào hơn, vì sức đề kháng của các bé còn yếu. Vậy bệnh hắc lào ở trẻ em có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhận biết căn bệnh này và nên điều trị như thế nào cho an toàn, dứt điểm bệnh. Các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh hắc lào ở trẻ em là gì?

Hắc lào là một bệnh lý da liễu do vi nấm nhóm Dermatophytes gây nên, bệnh thường gây cảm giác ngứa rát khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh hắc lào thường hay gặp ở người lớn và cả trẻ em, tuy nhiên bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ sơ sinh, khi trẻ có nhiệt độ cơ thể cao cùng với sức đề kháng còn yếu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng rất khó lường.

Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi thường dễ bị mắc bệnh này, khi trẻ mắc bệnh sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa rát, khó chịu không khác gì so với người lớn, thậm chí còn hơn. Vì ngứa rát khó chịu nên trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn uống từ đó dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như suy dinh dưỡng, suy tạng do thiếu chất…

Ở giai đoạn đầu những vết hắc lào trên cơ thể sẽ khiến trẻ cọ quậy, ngứa rát, khó chịu. Từ đó trẻ sẽ liên tục quấy khóc, lười ăn hoặc thậm chí bỏ ăn khiến cho trẻ xuống cân, nguy hiểm hơn là suy dinh dưỡng ở trẻ.

Xem thêm: Mua thuốc trị hắc lào ở đâu, loại nào tốt nhất 2022

2. Vậy trẻ em bị hắc lào có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa da liễu hàng đầu, có đến gần 20% trẻ em và trẻ sơ sinh bị kích ứng khi sử dụng các liệu pháp điều trị bệnh bằng phương pháp tây y. Vì vậy, khi điều trị bệnh này sẽ ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh ở trẻ em thường kéo dài hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ đối với da của trẻ.

Nếu như quá trình điều trị hoặc các liệu thuốc chữa trị cho trẻ không đúng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, việc đầu tiên khi phát hiện bé bị hắc lào, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Biến chứng thường gặp nhất khi xuất hiện hắc lào ở trẻ sơ sinh đó là để lại những vết sẹo lớn trên vùng da bị tổn thương.

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

3.1 Do yếu tố di truyền

Hắc lào có thể lây truyền từ bố mẹ sang con cái, theo đó khi cha mẹ mắc phải bệnh hắc lào nhưng không có phương pháp chữa trị hiệu quả, có thể dẫn đến những tác động đến chuỗi ADN di truyền, khiến cho trẻ khi sinh ra cũng gặp phải tình trạng tương tự.

3.2 Do cơ địa của trẻ em còn yếu và nhạy cảm

Trẻ sơ sinh vốn có làn da rất nhạy cảm với những biến đổi từ môi trường bên ngoài, đặc biệt hệ thống miễn dịch của trẻ lúc chưa phát triển đủ tốt nên khiến cho sức đề kháng của trẻ sức đối với những vi nấm gây bệnh hắc lào là không đủ tốt.

Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm gây nên bệnh tấn công và bám dính trên cơ thể trẻ và dẫn đến tình trạng bệnh này ở trẻ sơ sinh.

3.3 Bị lây nhiễm do tiếp xúc với người mắc bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào ở trẻ em thực chất là một bệnh ngoài da do vi nấm gây nên, vì vậy nguy cơ lây nhiễm từ người mang vi nấm này sang trẻ em là rất cao. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, thường xuyên được những người lớn ẵm, bế thậm chí sờ má vuốt tóc.

Thêm vào đó sức đề kháng của trẻ sơ sinh cực kỳ kém nên càng dễ lây bệnh hơn. Vì vậy, nếu để trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc người trong gia đình dùng chung khăn, quần áo với người nhiễm bệnh thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm hắc lào cho trẻ là rất cao.

3.4 Trẻ bị hắc lào do nhạy cảm với thời tiết

Thời tiết là một nguyên nhân có tác động mạnh mẽ lên cơ thể của trẻ. Đặc biệt vào mùa hè và mùa xuân, khi có nhiệt độ tương đối ẩm, lạnh hoặc quá nóng trong không khí sẽ khiến cho các vi nấm gây bệnh ngày càng hoạt động dữ dội và phát tán trong không khí, từ đó bám dính trên cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Thêm nữa, do trẻ có thân nhiệt cao nên vào những ngày thời tiết nóng trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, là một trong những nguyên nhân khiến nấm mốc sinh sôi và gây bệnh.

3.5 Vệ sinh cho trẻ không sạch

Vệ sinh cho trẻ là một trong những việc làm rất cần thiết để hạn chế các bệnh lây nhiễm ngoài da đặc biệt là bệnh. Tuy nhiên nếu vệ sinh cho trẻ không đúng cách sẽ vô tình biến trẻ thành nơi sinh sôi của các loại nấm da.

3.6 Tác động từ môi trường

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá kém vì vậy khi môi trường sống xung quanh trẻ không được đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khi tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ bị nhiễm bệnh nhanh chóng.

4. Dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em

4.1 Triệu chứng, dấu hiệu chung khi bé bị hắc lào

Trẻ sơ sinh bị hắc lào thường có biểu hiện cụ thể dưới đây:

• Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy ở các vùng da bị nhiễm hắc lào.

• Trẻ quấy khóc liên tục, nhất là vào ban ngày hoặc khi trẻ đi vào môi trường có nhiệt độ hơi cao .

• Trẻ đột nhiên lười ăn, biếng ăn thậm chí bỏ ăn.

• Xuất hiện các vết mụn trắng, kèm theo đó là các nốt đỏ có kích thước khoảng 1 – 2cm và có viền là các vảy màu trắng.

• Có những nốt mụn có màu đục và có hiện tượng như da bị phồng. Tập trung ở 1 vùng da hoặc những vùng da khác với diện tích rộng hơn.

• Xuất hiện dịch màu vàng, da bé bị khô sần và bong tróc ở các vùng da bị hắc lào khi tình trạng này kéo dài khoảng 5 – 7 ngày

4.2 Dấu hiệu nhận biết bé bị hắc lào ở mặt

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị hắc lào ở mặt:

• Xuất hiện những vùng da mẩn ngứa trên mặt, và các mẩn đỏ mọng nước, các mẩn đỏ này thường tập trung thành một khu vực có hình gần giống như đồng xu với kích thước to nhỏ khác nhau.

• Có thể dễ dàng nhận biết vùng da nhiễm bệnh vì khi bị hắc lào thường có những viền mẩn đỏ nổi lên phân tách vùng da bị nhiễm bệnh với những vùng da khác.

• Ngoài ra ở một số vùng da phụ cần vùng bị nhiễm bệnh có thể xuất hiện một số mụn nước hoặc các nốt mẩn đỏ.

• Nếu bạn thấy trẻ hay đưa tay nên gãi mặt, quấy khóc không rõ nguyên nhân mà thấy xuất hiện những vùng ra có triệu chứng tương tự thì bạn cần có liệu pháp điều trị ngay tức thời.

• Vùng da bị bệnh trên mặt trẻ thường tập trung vào những khu vực khó về sinh như dưới cằm, mí, khóe mắt…

4.3 Dấu hiệu trẻ bị hắc lào ở da đầu

Vùng da đầu được cho là vùng da khá nhạy cảm ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây cũng là một trong những vùng da có nguy cơ cao nhiễm bệnh ở trẻ. Vậy khi trẻ bị bệnh ở đầu sẽ có những triệu chứng gì?

• Triệu chứng đầu tiên khi trẻ nhiễm hắc lào ở đầu đó là trẻ thường xuyên quấy khóc, đưa tay lên đầu làm những động tác như gãi.

• Triệu chứng thứ hai là xuất hiện những vùng da đầu đỏ lên rõ rệt, vùng da này có hình tròn hoặc hình oval, phía trong vùng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, các mụn nước có đầu trắng.

• Triệu chứng thứ ba là xuất hiện hiện tượng tóc trẻ bị đứt gãy bất thường đặc biệt ở những khu vực xuất hiện những mẩn đỏ.

• Ở giai đoạn nặng trên vùng da đầu bị nhiễm bệnh của trẻ có thể xuất hiện mủ trắng với mùi khó chịu.

Nhiều phụ huynh thường nhầm hiện tượng tỉa trâu trên da đầu của trẻ với bệnh hắc lào. Tuy nhiên đây là hai hiện tượng bệnh lý hoàn toàn khác nhau, trong khi bệnh hắc lào là một bệnh lý do nấm gây ra, còn tỉa trâu theo cách gọi dân gian là 1 hiện tượng phản ứng tự nhiên của cơ thể không gây hại đến trẻ, những đốm tỉa trâu có màu đen khác biệt hoàn toàn khác với những vết hắc lào.

Trẻ bị bệnh này ở phần da đầu nếu không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm da đầu, rụng tóc vào nhiều biến chứng rất nguy hiểm khác ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của trẻ sau này.

4.4 Bé bị hắc lào ở háng

Đây là vị trí có nguy cơ mắc bệnh cao nhất ở trẻ. Vùng da ở háng do trẻ thường xuyên phải sử dụng các loại tã dày và nóng. Nên đã vô tình trở thành môi trường có nhiệt độ thích hợp cho những nấm gây bệnh hắc lào sinh sôi và phát triển.

• Vùng da có khả năng cao mắc bệnh nhất ở trẻ là vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ, đặc biệt ở các kẽ, khe gần hậu môn.

• Triệu chứng đầu tiên cho thấy trẻ bị nhiễm bệnh ở vùng này là trẻ cảm thấy ngứa rát khó chịu khi mặc các loại tã, bỉm từ đó dẫn đến tình trạng trẻ không muốn hoặc có thể sợ mặc những loại tã bỉm này.

• Triệu chứng thứ 2 là xuất hiện những vùng da khác thường ở vùng háng của trẻ, vùng da này có thể có diện tích rất nhỏ chỉ bằng đầu đũa hoặc lớn hơn nhưng khá nổi bật so với vùng da xung quanh.

• Triệu chứng thứ ba là xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ở quanh khu vực da nhiễm bệnh.

• Ở giai đoạn nặng hơn vùng da nhiễm bệnh có thể sẽ lan rộng ra toàn bộ phần háng của trẻ hoặc một phần của cơ quan sinh dục, ngoài ra sẽ xuất hiện hiện tượng tiết mủ trên vùng da.

Vùng háng ở trẻ em tuy là vùng da có nguy cơ cao nhất nhiễm bệnh nhưng ở vùng da này không có những biến chứng nguy hiểm như những vùng da khác. Nhưng khi trẻ mắc bệnh ở vùng da này phụ huynh cần chú ý để tránh lây lan ra những vùng da khác.

5. Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị hắc lào

Trẻ em thường khá nhạy cảm với các loại thuốc điều trị bệnh, vì vậy để có thể lựa chọn những loại thuốc chữa hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là chuyện đơn giản. Từ ý kiến của các chuyên gia da liễu cho thấy rằng khi trẻ mắc bệnh hắc lào phụ huynh hoàn toàn có thể lựa chọn những loại thuốc sau để điều trị cho trẻ.

5.1 Thuốc Tiêu mộc khang – thuốc bôi hắc lào cho trẻ em an toàn nhất

Thuốc Tiêu mộc khang là dung dịch trị bệnh hắc lào chiết xuất 100% từ các loại thảo dược tự nhiên như: Bồ hoàng, kiến cò, lá đơn, lá ba chạc, thuyền thoái, phòng phong… và các vị thuốc quý hiếm khác.

Với các thành phần lành tính, Thuốc Tiêu mộc khang có thể sử dụng cho tất cả loại da từ trẻ em cho đến người lớn. Các tinh chất thảo dược có trong Tiêu Mộc Khang Chân Nguyên có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi nấm gây bệnh trên da, đào thải các độc tố do nấm tiết ra (các độc tố này khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu) giúp cho tình trạng ngứa ngáy giảm triệt để, dần dần diệt sạch nấm và xóa mờ các vết hắc lào, lác đồng tiền trên da.

• Thuốc Tiêu mộc khang là có thể loại bỏ nấm Dermatophytes, giúp trị dứt điểm ngay cả tình trạng hắc lào lâu năm.

• Tiêu mộc khang có thể dùng cho những vết lác ở mọi vị trí trên cơ thể, đặc biệt là hắc lào ở nách, háng (lác háng), hắc lào ở mông (lác mông), hắc lào ở lưng, bụng, chân tay, mặt…

• Khi bôi thuốc lên vết lác đồng tiền sẽ làm dịu nhanh cơn ngứa rát, ngăn sự lan rộng – làm mờ vết lác và chữa lành vùng da sẹo.

• Tiêu mộc khang chỉ mất từ 3-5 ngày để dứt cơn ngứa, và giúp xóa mờ vết hắc lào, lác đồng tiền. Đặc biệt là bệnh không tái phát sau khi hoàn tất liệu trình.

5.2 Thuốc bôi ngoài da chữa hắc lào cho trẻ sơ sinh

Những loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng để điều trị hắc lào cho trẻ thường có dược lực mạnh hơn so với sử dụng các loại kem trị nấm thông thường. Vì vậy khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị hắc lào cho trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ tránh xảy ra trường hợp không mong muốn.

Một số loại thuốc trị hắc lào ở trẻ em:

Tùy thuộc vào từng tình trạng nhiễm bệnh của trẻ và độ mẫn cảm của da bé mà các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể kê đơn một số thuốc điều trị khác nhau cho bé như:

• Thuốc uống chữa hắc lào cho trẻ sơ sinh: Đối với những trẻ từ khoảng 2 tuổi trở nên có thể sử dụng một số dạng thuốc điều trị bệnh bằng đường uống như: Terbinaffine, Fluconazole, Itraconazole,…

• Thuốc dạng kem bôi: Các loại thuốc bôi thường được sử dụng gồm: Lotrimin, Lamisil, Clotrimazole, … Những loại thuốc có chung một cơ chế tác động đến thành tế bào của các vi nấm, ngăn cản và can thiệp vào quá trình trao đổi và chuyển hóa chất của các vi nấm gây bệnh hắc lào từ đó làm suy giảm và tiêu diệt chúng.

• Sử dụng xà bông tắm: Một số xà phồng trị nấm như dầu gội dược liệu Thái Dương, hoặc các loại có nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn độ. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

• Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Bé chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi có kê đơn từ bác sĩ, không phải đối tượng trẻ em nào cũng phù hợp để sử dụng.

• Các loại thuốc chứa vitamin: các loại thuốc vitamin rất tốt cho da và hệ miễn dịch cho bé, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5.3 Bài thuốc điều trị bằng đông y chuyên điều trị hắc lào cho trẻ

Bệnh hắc lào ở trẻ em có thể chữa bằng các liệu thuốc đông y, đây cũng là một trong những cách chữa hắc lào ở trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh tin tưởng và áp dụng. Theo đông y, hắc lào do phong tà xâm kích, khí đới ứ trệ, khí huyết hư tổn, gan thận âm hư gây nên. Để chữa hắc lào cần chữa vào trọng điểm như thanh nhiệt, giải độc cơ thể và điều hòa nội tiết tố.

Một số bài thuốc thường được áp dụng bao gồm:

• Loại thuốc bôi trên da: trộn đều hai thảo dược hồng phần tán bột và hoàng cao sau đó sử dụng bạc hà xát lên vùng da nhiễm bệnh. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng liên tục 2 – 3 tuần.

 

• Loại thuốc đường uống: chuẩn bị các nguyên liệu: bồ công anh, thổ phục, hoàng dược tử, sơn đậu căn, hạ khô thảo, bạch tiễn bì, thảo hà sa, bản lam căn, kim ngân hoa. Nghiền nát chung với nhau, sau đó đắp lên vùng da bị bệnh.

Tuy bài thuốc điều trị đông y được nhiều người áp dụng nhưng các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ đông y kê đơn.

5.4 Điều trị hắc lào cho trẻ em bằng lá trầu không kết hợp với bồ kết

Chữa trị bệnh hắc lào ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian

Trầu không là một loại lá phổ biến ở những vùng nông thôn Việt Nam, trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, tiêu sưng đặc biệt hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da. Tuy nhiên do trầu không có tính nóng nếu sử dụng trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng da bé bị khô vì thế để trung hòa tính nóng của trầu không thì bạn cần kết hợp bồ kết để điều trị.

Cách thực hiện:

• Sử dụng 10 lá trầu không cùng 4 quả bồ kết( trầu không rửa sạch để ráo nước, bồ kết đập vỡ ra)

• Tiếp đến cho số trầu không và bồ kết đã chuẩn bị vào 4 lít nước rồi đun sôi trong 4 phút sau đó tắt bếp.

• Đợi nước giảm nhiệt xuống 45 đến 50 độ thì lấy nước tắm cho bé.

• Mỗi tuần chỉ thực hiện tắm nước trầu không bồ kết cho bé từ 2 đến 3 lần cho đến khi hết bệnh.

Xem thêm:

http://trungtamytehuyenthoaison.vn/hoi-dap-suc-khoe/tabid/692/ch/63428&thuoc-tri-ghe-nuoc/Default.aspx

http://trungtamytehuyenthoaison.vn/hoi-dap-suc-khoe/tabid/692/ch/63428&thuoc-tri-lang-ben/Default.aspx

http://trungtamytehuyenthoaison.vn/hoi-dap-suc-khoe/tabid/692/ch/63428&thuoc-tri-nam-mong/Default.aspx

https://incontinet.com/dau-goi-kho