Hỏi đáp sức khỏe

Cần ăn gì sau khi uống để giải rượu

Họ tên: Đỗ Minh Hoàng
Hỏi:

Rượu là một trong những loại đồ uống thường được sử dụng tại Việt Nam, và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Khi say rượu cơ thể có thể sẽ bị mất nước, nhức đầu, khó chịu,... Vậy để giải rượu thì cần ăn gì sau khi say rượu? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

Say rượu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Say rượu là một trạng thái sinh lý gây nên bởi việc tiêu thụ một lượng rượu đủ lớn, làm cho nồng độ rượu trong máu tăng cao. Người say rượu thường có những biểu hiện triệu chứng theo từng giai đoạn hay còn gọi là di chứng say rượu:

  • Giai đoạn đầu: Người say rượu có những dấu hiệu hưng phấn tâm thần, nói nhiều, cười nói vui vẻ. Nồng độ rượu trong máu khoảng 1-2g/lít.
  • Giai đoạn tiếp theo: Đây là giai đoạn say, mất phối hợp vận động, đi đứng loạng choạng, lú lẫn, nói nhiều, nói không mạch lạc. Nồng độ rượu trong máu trên 2g/lít.
  • Giai đoạn sau: mất cảm giác, ngủ sâu, bán hôn mê. Nồng độ rượu trên 3g/lít.

Nếu uống rượu quá nhiều, nồng độ rượu trong máu tăng cao có thể dẫn tới hôn mê, hạ thân nhiệt, rối loạn ý thức, suy hô hấp và cần phải cấp cứu. Đối với trường hợp nồng độ rượu trong máu từ 4-5 g/lít có thể dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, khi say rượu cơ thể sẽ bị mất nước do nôn, vã mồ hôi,... Nếu người bệnh không được giải rượu sẽ dẫn tới tình trạng mất nước nặng và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, để giải rượu hiệu quả và có tác dụng tức thời, sau khi say rượu thì người bệnh cần ăn một số loại thực phẩm giúp pha loãng nồng độ rượu trong máu và bổ sung nước kịp thời.

>> TOP 10+ thuốc giải rượu tốt, hiệu quả nhanh nhất: http://www.ttytcammy.vn/Default.aspx?tabid=120&ch=224896&thuoc-giai-ruou.html

Cách nhận biết say rượu

Rượu ảnh hưởng mỗi người theo từng phương pháp khác nhau. Tùy cơ địa và thể trạng của mỗi người mà việc uống bao nhiêu rượu sẽ nhanh hay chậm say xỉn. Người say rượu có những biểu hiện khác nhau:

  • Hơi thở có mùi rượu
  • Da đỏ ửng
  • Dễ cáu gắt
  • Mất tập trung
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Dễ lo lắng, xúc động
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Nhức mỏi cơ bắp toàn thân
  • Đau bụng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tuyến nước bọt hoạt động mạnh
  • Nhịp tim nhanh hơn
  • Sợ tiếng ồn, ánh sáng
  • Run rẩy

Các triệu chứng của di chứng say rượu sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, những người xung quanh cần đưa người say rượu đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Nhịp thở không đều
  • Thở chậm, ít hơn 8 lần mỗi phút
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ thân nhiệt
  • Lơ mơ
  • Co giật, động kinh
  • Da nhợt nhạt hoặc tái xanh
  • Nôn mửa nhiều lần
  • Hôn mê

Nếu uống quá nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu cao có thể gây hôn mê, hạ thân nhiệt, lú lẫn, suy hô hấp và cần được cấp cứu. Trường hợp nồng độ cồn trong máu từ 4-5 g/l có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, khi say rượu, cơ thể bị mất nước thông qua nôn mửa, đổ mồ hôi,… khiến cơ thể mất nước trầm trọng, nguy hiểm tính mạng.

>> TOP 7 thuốc cai rượu hiệu quả nhanh, an toàn, không nghiện lại

Phương pháp giải rượu bia nhanh hiệu quả

Dưới đây là vài cách giải rượu bia nhanh hiệu quả cho người say ở mức độ nhẹ.

Các loại nước uống giải rượu

Các loại nước ép

Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, não bộ không đủ “nhiên liệu” để hoạt động nên xuất hiện tình trạng mệt mỏi và đau đầu. Bổ sung carbohydrate là một trong những cách để giải rượu hiệu quả nhưng ít người biết. Sau khi uống rượu, bạn có thể uống thêm một ít nước ép hoa quả tươi để giảm bớt cảm giác khó chịu. Nước ép hoa quả tươi cung cấp thêm nước và carbohydrate, những chất vô cùng cần thiết cho quá trình giải rượu.

Nước lọc

Một trong những biện pháp giải rượu bia ở nhà dễ dàng nhất chính là uống nhiều nước. Uống nước giúp tái tạo lượng chất lỏng cần thiết và có thể giúp máu và hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô, đồng thời loại bỏ chất thải và các chất độc hại sau khi tiêu thụ rượu quá mức.

Các loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà gừng giúp cho cơ thể tỉnh táo hơn. Các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy đã giảm bớt. Trà gừng còn giúp chống co thắt, làm dịu dạ dày, giảm đầy hơi khó tiêu và chống buồn nôn, hơn nữa còn bổ sung vitamin B và giảm bớt các tác dụng của rượu trên thành niêm mạc ruột. Do đó, gừng thường được sử dụng để ngăn và chữa trị chứng nôn nao, tổn thương nội tạng do uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, các loại thảo mộc khác như hoa cúc, nghệ tây cũng giúp giải rượu hiệu quả.

>> Review TOP 10 thuốc, nước súc miệng cai thuốc lá hiệu quả nhất hiện nay

Các loại nước đậu (đậu xanh, đậu đen)

Ninh đậu đen cho mềm rồi uống, mỗi lần một chén cũng có công dụng giải rượu. Đậu xanh cũng được biết đến với tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để nấu cháo, pha với nước uống giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt dấu hiệu mệt mỏi khi say rượu hiệu quả.

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và nhiều dưỡng chất khác như natri, kali; vì vậy uống nước dừa giúp bổ sung nước và vượt qua cơn say dễ hơn. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng bù nước hiệu quả như đồ uống thể thao truyền thống.

Sữa
Nước lọc, sữa, nước cơm, nước cháo loãng, mật ong,… vừa có công dụng bổ sung nước, các chất điện giải, giúp giảm các dấu hiệu do say rượu gây ra và đồng thời phòng hạ đường huyết hiệu quả.

Người say rượu nên ăn gì để giải rượu?

  • Cháo trắng: Cháo là một trong những món ăn dễ chế biến nhất. Do đó, để trả lời cho câu hỏi sau khi uống rượu nên nấu cháo gì, người nhà nên nấu cháo trắng loãng và cho người say ăn khi còn nóng để ra mồ hôi, giảm nồng độ cồn trong máu.
  • Trứng: Trứng luộc hoặc cháo trứng rất tốt cho người chưa tỉnh rượu. Bởi trong trứng có chứa axit amin L-cysteine sẽ đào thải acetaldehyde trong cơ thể, giúp cơ thể thoát khỏi cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nhưng cần lưu ý không nên chiên trứng với phô mai và thịt, vì chất béo sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm người bệnh mệt mỏi hơn. Bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách chế biến trứng với rau củ hoặc hành tây.
  • Phở gà: Giúp bổ sung nước và muối bị mất do rượu, đồng thời cung cấp acid amin tự nhiên – cysteine ​​giúp gan giải độc rượu.
  • Chuối: Chuối giàu kali, một trong những chất điện giải bị mất đi khi bạn uống rượu. Vì vậy, ăn chuối giúp cung cấp chất điện giải quan trọng cho cơ thể. Người nghiện rượu nhẹ có thể ăn 3-5 trái chuối.
  • Các loại trái cây mọng nước như: cam, chanh, bưởi, dưa hấu… cung cấp cho cơ thể một lượng vi-ta-min và khoáng chất thiết yếu, giúp người say rượu phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Những loại trái cây này còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
  • Sữa chua: Sau khi uống rượu cơ thể cần được bù nước ngay. 80% Thành phần trong sữa chua là nước. Vì vậy, sữa chua có thể giúp bù nước tức thì. Ẳn sữa chua cũng có thể giúp cơ thể tiêu hóa rượu nhanh hơn, hạn chế chất độc trong rượu xâm nhập vào máu.
  • Cá hồi: Uống rượu bia nhiều làm cơ thể mất cân bằng và yếu dần đi. Nhiều trường hợp bị ngất xỉu hoặc kiệt sức sau khi uống rượu. Nguyên nhân chính do thiếu vi-ta-min B – một trong những loại vitamin quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo. Trong cá hồi chứa vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, các axit amin và khoáng chất khác tốt cho cơ thể. Vì vậy, người say xỉn nên ăn cá hồi để giúp nhanh chóng tái tạo sức khỏe. Lưu ý, nên nấu chín cá hồi trước bữa ăn, do dạ dày của những người say xỉn thường yếu và dễ nhạy cảm với thực phẩm tươi sống.

>> Mua thuốc trị mồ hôi tay ở đâu, loại nào dùng tốt nhất hiện nay

Giải rượu bằng cách xoa bóp, mát xa, bấm huyệt

Y khoa cổ truyền mô tả kinh mạch tồn tại như những kênh vô hình mang lại năng lượng cho các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Bấm huyệt là quá trình tác động vào các huyệt đạo cụ thể theo các kinh mạch nhằm lấy lại sự cân bằng cho lục phủ ngũ tạng.

Uống rượu làm cho gan phân hủy rượu thành acetaldehyde có tính độc hơn rượu. Sau đó, gan tiếp tục làm việc chăm chỉ, phân hủy acetaldehyde thành axetat không độc hại bằng cách giải phóng các enzym. Nếu lượng rượu được tiêu thụ nhiều hơn mức enzyme glutathione gan sản xuất ra, các acetaldehyde còn dư làm cho cơ thể xuất hiện các biểu hiện nôn nao như đau đầu và buồn nôn. Cơ chế này được gọi là một biểu hiện của say rượu.

Lý thuyết đông y cho rằng các biểu hiện sau khi uống rượu là bởi vì sự chuyển hóa nội tạng bị mất cân bằng. Bấm huyệt như một cách kích thích các kinh mạch, giúp cơ thể điều hòa năng lượng hiệu quả, trở thành 1 cách giải rượu an toàn không chứa tác dụng phụ và dễ dàng thực hiện ở nhà.

Lưu ý những sai lầm khi giải rượu

Có rất nhiều điều mà mọi người thường lầm tưởng khi chăm sóc cho người say rượu, làm cho sức khỏe họ bị giảm sút, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Uống nước chanh

Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh hoặc đồ uống chua. Tuy nhiên, nếu trong cơ thể người say vẫn còn nhiều rượu dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit.

>> Review top 10+ thuốc đau dạ dày tốt, hiệu quả nhanh nhất: http://bvqdydongthap.vn/tin-tuc-y-te/thuoc-dau-da-day

Gây nôn

Việc gây nôn cho người say nếu không được chú ý dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trường hợp sau khi uống rượu vẫn tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường thì có thể gây nôn. Với người rơi vào trạng thái hôn mê, nếu gây nôn thì cực kỳ nguy hiểm. Làm vậy khiến người say dễ bị sặc, chất nôn nhiều sẽ tràn vào phổi gây viêm phổi. Bên cạnh đó, ngay sau khi uống rượu cần giảm bớt ra ngoài, đặc biệt khi thời tiết lạnh dễ làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt đột ngột.

Lạm dụng sản phẩm bổ gan, giải độc

Không nên cố tìm đến những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải rượu. Thuốc giải rượu chỉ có thể bù đắp phần nào một số vi-ta-min, muối, đường… chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn các dấu hiệu như hôn mê, ức chế, suy nhược thần kinh do ngộ độc rượu. Khi có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt,… trong nhiều giờ sau khi uống cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Sử dụng thuốc giảm đau

Dấu hiệu phổ biến nhất khi say rượu là nhức đầu. Nhiều người có thói quen bổ sung thêm vitamin B1, B6, axit folic… và các loại thuốc đau đầu khác trong khi đang say. Thế nhưng, paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt uống cùng với rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.

>> Thuốc trị hôi chân loại nào hiệu quả, mua ở đâu uy tín

Để tránh các trường hợp ngộ độc cồn gây ra cần hạn chế sử dụng rượu bia đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, sức khỏe kém,… Áp dụng các phương pháp giải rượu trong bài viết trên sẽ giảm thiểu các tác hại của rượu bia đối với sức khỏe. Nếu phát hiện người say có những dấu hiệu bất thường, cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức để tránh các di chứng nguy hiểm về sau. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.